Wikipedia:Bài viết chọn lọc

Bách khoa toàn thư Wikipedia tiếng Việt hiện có 1.290.654 bài viết. Trong số đó, 441 bài có chất lượng tốt đã được các thành viên bình chọnbài viết chọn lọc. Những bài viết này đạt được các tiêu chuẩn dữ liệu chính xác, nội dung hoàn chỉnh, trung lập... và được xem như những bài nổi bật nhất của Wikipedia tiếng Việt. Tính trung bình, trong 2927 bài viết của Wikipedia, có một bài được chọn lọc. Các bài viết chọn lọc được đánh dấu bằng một ngôi sao màu vàng () ở trên cùng góc phải. Tại các phiên bản Wikipedia ngôn ngữ khác, bên cạnh liên kết tới Wikipedia tiếng Việt cũng sẽ có một ngôi sao giúp nhận biết một bài được chọn lọc.Hiện nay, mỗi tuần sẽ có một bài viết chọn lọc được giới thiệu trên Trang Chính. Trong tương lai, khi chất lượng các bài viết cao hơn, có thể mỗi ngày sẽ có thêm một bài chọn lọc, giống như các Wikipedia phiên bản lớn khác.Lưu trữXem thêmTriết học tinh thần là một chuyên ngành trong triết học nghiên cứu bản chất tinh thần, các hiện tượng, chức năng và đặc tính của tinh thần, năng lực ý thức và mối quan hệ giữa chúng với thể xác, đặc biệt là với bộ não. Vấn đề tâm-vật có nghĩa là mối liên hệ giữa tinh thần (tâm) và thể xác (vật), thường được xem là đề tài trung tâm trong triết học tinh thần, mặc dù còn có nhiều vấn đề khác liên quan đến bản chất của tinh thần mà không có mối liên hệ với thể xác. Nhị nguyên luậnnhất nguyên luận là hai trường phái tư tưởng chính nỗ lực giải quyết vấn đề tâm-vật. Trong trường phái nhị nguyên luận có thể kể đến triết học của Platon, Aristoteles và các trường phái Sankhya và Yoga của triết học Hindu, nhưng nó được trình bày một cách có hệ thống lần đầu tiên bởi triết gia Descartes vào thế kỉ 17. [ Đọc tiếp ]Tương lai về mặt sinh học và địa chất của Trái Đất có thể được ngoại suy bằng cách ước lượng những tác động trong dài hạn của một số yếu tố, bao gồm thành phần hóa học của bề mặt Trái Đất, tốc độ nguội đi ở bên trong của nó, những tương tác trọng lực với các vật thể khác trong hệ Mặt Trời, và độ sáng ngày càng tăng của Mặt Trời. Có một nhân tố bất định trong phép ngoại suy này, đó là những công nghệ mà loài người phát minh ra, chẳng hạn như kỹ thuật khí hậu; ảnh hưởng liên tục của chúng có khả năng dẫn đến những thay đổi lớn tới Trái Đất. Công nghệ là nguyên nhân gây ra sự kiện tuyệt chủng Holocen đang diễn ra và những tác động của nó có thể kéo dài tới năm triệu năm. Từ đó, công nghệ có khả năng sẽ dẫn đến sự tuyệt chủng của loài người, và kết quả là hành tinh sẽ quay trở lại nhịp độ tiến hóa chậm hơn vì chỉ dựa vào những quá trình tự nhiên diễn ra một cách lâu dài mà không bị ảnh hưởng của công nghệ. [ Đọc tiếp ]